Chung kết Hoa hậu Việt Nam 2024: Viên ngọc tỏa sáng giữa dòng sông lịch sử

TPO – Điểm nhấn của đêm chung kết Hoa hậu Việt Nam năm 2024 là sân khấu thực cảnh. Ý tưởng sân khấu kể câu chuyện viên ngọc tỏa sáng trên dòng sông lịch sử, cũng cho thấy sức sống của một giai đoạn phát triển mới – trẻ trung, năng động của TP. Huế.

Sân khấu tôn vinh miền di sản bừng sáng

Cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024 để lại nhiều dấu ấn đặc biệt về quy mô sân khấu, cách thức và địa điểm tổ chức.

Sân khấu chung kết Hoa hậu Việt Nam 2024 được dàn dựng bám sát các trụ cột của cuộc thi là Nhan sắc – Văn hóa – Trí tuệ – Cống hiến. Đây cũng là sân khấu quy mô, hoành tráng trong lịch sử 37 năm tổ chức cuộc thi. Nhà báo Phùng Công Sưởng – Tổng biên tập báo Tiền Phong – Trưởng ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024 – khẳng định sân khấu được đầu tư hoành tráng với diện tích sàn lên tới 3.000 m2 và khán đài gần 7.000 chỗ.

Chung kết Hoa hậu Việt Nam 2024: Viên ngọc tỏa sáng giữa dòng sông lịch sử ảnh 1Chung kết Hoa hậu Việt Nam 2024: Viên ngọc tỏa sáng giữa dòng sông lịch sử ảnh 2
Sân khấu chung kết nhìn từ trên cao. Ảnh: Như Ý.

Điểm nhấn của đêm chung kết Hoa hậu Việt Nam năm 2024 là sân khấu thực cảnh, tôn vinh miền di sản đang bừng sáng. Để hiện thực hóa ý tưởng đó, hàng trăm tấn thiết bị, cùng hệ thống khán đài hàng nghìn chỗ ngồi đã được đội ngũ kỹ thuật thi công liên tục trong nhiều ngày với độ chính xác và an toàn cao nhất.

“Chính quyền địa phương, ban tổ chức, ê-kíp sản xuất phối hợp làm sân khấu nổi trên mặt nước. Đây là thử thách rất lớn, cũng là quyết định táo bạo, sáng tạo”, nhà báo Phùng Công Sưởng nói.

Chung kết Hoa hậu Việt Nam 2024: Viên ngọc tỏa sáng giữa dòng sông lịch sử ảnh 3Chung kết Hoa hậu Việt Nam 2024: Viên ngọc tỏa sáng giữa dòng sông lịch sử ảnh 4Chung kết Hoa hậu Việt Nam 2024: Viên ngọc tỏa sáng giữa dòng sông lịch sử ảnh 5Chung kết Hoa hậu Việt Nam 2024: Viên ngọc tỏa sáng giữa dòng sông lịch sử ảnh 6
Màn trình diễn áo dài Bắc – Trung – Nam. Ảnh: Hồng Vĩnh, Như Ý.

Trong đêm thi chung kết, thí sinh lần lượt thi áo dài, áo tắm, trang phục dạ hội và trả lời ứng xử. Kiến trúc sư Hoàng Việt Trung – Giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế – Thành viên ban giám khảo – nhận định những nét văn hóa truyền thống của Huế được lồng ghép tinh tế trong một số phần thi, ở sự biểu hiện của một số thí sinh.

“Cái đẹp, trí tuệ, văn hóa đều có những giá trị chung song cũng thể hiện sự đa dạng. Cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024 lần đầu tiên đến với cố đô Huế là minh chứng sinh động cho một tinh thần tôn trọng giá trị truyền thống, sự sáng tạo và góc nhìn cởi mở. Chính điều đó làm nên giá trị văn hóa riêng có và sức hấp dẫn đặc biệt cho cuộc thi”, kiến trúc sư Hoàng Việt Trung nói.

Nét đẹp ba miền

Trong phần thi đầu tiên, 25 thí sinh trình diễn áo dài với chủ đề Tấm ngọc nét son. Bức tranh mang đậm văn hóa Việt Nam được thể hiện trên sân khấu qua giọng hát của NSND Trọng Phúc, ca sĩ Nguyễn Trần Trung Quân, rapper Xuân Định và nhạc sĩ Trí Minh – người sáng tác và viết nhạc cho toàn bộ phần trình diễn – cùng màn đồng diễn của 25 thí sinh.

Tiết mục dựa trên ý tưởng từ bức tranh bảo vật quốc gia Vườn xuân Trung – Nam – Bắc của danh họa Nguyễn Gia Trí. Nhạc sĩ Trí Minh âm sắc ba miền được dệt trên nền nhạc điện tử kết hợp với cải lương, rap, guitar phím lõm, tiếng đàn thập lục…

Chung kết Hoa hậu Việt Nam 2024: Viên ngọc tỏa sáng giữa dòng sông lịch sử ảnh 7Chung kết Hoa hậu Việt Nam 2024: Viên ngọc tỏa sáng giữa dòng sông lịch sử ảnh 8Chung kết Hoa hậu Việt Nam 2024: Viên ngọc tỏa sáng giữa dòng sông lịch sử ảnh 9Chung kết Hoa hậu Việt Nam 2024: Viên ngọc tỏa sáng giữa dòng sông lịch sử ảnh 10
Đêm chung kết tôn vinh nhan sắc và quảng bá di sản văn hóa. Ảnh: Trọng Tài.

Từng nhóm thí sinh trình diễn catwalk trong trang phục truyền thống. Họ được tự mình lựa chọn kiểu dáng áo dài đặc trưng của ba miền Bắc – Trung – Nam từ bộ sưu tập mang tên Bước ra từ trong tranh của nhà thiết kế Song Toàn.

Ca khúc Việt Nam hào quang rực sáng một lần nữa trở lại sân khấu Hoa hậu Việt Nam, tuy nhiên được thể hiện dưới bản phối mới.

Trong phần thi ứng xử, các thí sinh cũng lồng ghép yếu tố về văn hóa, nói về tầm quan trọng của việc giữ gìn bản sắc văn hóa với người trẻ.

Mảnh ghép về phát triển công nghiệp văn hóa ở Huế

Nhà báo Phùng Công Sưởng khẳng định sân khấu chung kết là nơi thí sinh tỏa sáng về văn hóa, trí tuệ.

PGS.TS Nguyễn Việt Khôi – Phó Hiệu trưởng Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật (Đại học quốc gia Hà Nội) – Thành viên ban giám khảo – cũng khẳng định sân khấu được dựng lại chỉ trong thời gian ngắn sau khi đêm chung kết bị hoãn là kỳ tích của ban tổ chức và ê-kíp sản xuất.

Bên cạnh đó, đại diện ban tổ chức khẳng định lãnh đạo TP Huế đánh giá rất cao việc cuộc thi lựa chọn bờ sông Hương thơ mộng của cố đô Huế làm nơi tổ chức đêm thi quan trọng nhất. Ý tưởng sân khấu kể câu chuyện viên ngọc tỏa sáng trên dòng sông lịch sử, cũng cho thấy sức sống của một giai đoạn phát triển mới – trẻ trung, năng động của TP. Huế.

Chung kết Hoa hậu Việt Nam 2024: Viên ngọc tỏa sáng giữa dòng sông lịch sử ảnh 11Chung kết Hoa hậu Việt Nam 2024: Viên ngọc tỏa sáng giữa dòng sông lịch sử ảnh 12Chung kết Hoa hậu Việt Nam 2024: Viên ngọc tỏa sáng giữa dòng sông lịch sử ảnh 13Chung kết Hoa hậu Việt Nam 2024: Viên ngọc tỏa sáng giữa dòng sông lịch sử ảnh 14
Thí sinh thể hiện bản lĩnh, trí tuệ trên sân khấu. Ảnh: Trọng Tài.

“Huế là mảnh đất giàu văn hóa với bề dày lịch sử. Đưa một cuộc thi có tiêu chí trụ cột về văn hóa về Huế là quyết định phù hợp. Các điều kiện ở Huế như cơ sở vật chất, sự mến mộ của người dân với cuộc thi tạo cho chúng tôi rất nhiều động lực. Cuộc thi tầm cỡ quốc gia như Hoa hậu Việt Nam cũng góp phần quảng bá, lan tỏa hình ảnh của Huế. Đây là một trong những định hướng về phát triển công nghiệp văn hóa của địa phương và chúng tôi tự hào là một mảnh ghép trong sự phát triển đó”, nhà báo Phùng Công Sưởng chia sẻ.

Bài trước

Trang phục dạ hội lộng lẫy của Top 10 thí sinh xuất sắc nhất Hoa hậu Việt Nam 2024

Bài tiếp

Cô gái có gương mặt xinh như búp bê vào Top 5 Hoa hậu Việt Nam: 'Tôi hài lòng kết quả'