Thí sinh HHVN 2016 về Bến Tre để giải “khát”

Chương trình Người đẹp Nhân ái đã bắt đầu những chặng đường đầu tiên trong sứ mệnh truyền tải thông điệp yêu thương và lan tỏa đến cộng đồng

Chương trình Người đẹp Nhân ái đã bắt đầu những chặng đường đầu tiên trong sứ mệnh truyền tải thông điệp yêu thương và lan tỏa đến cộng đồng bằng những hành động thiết thực của các thí sinh tham dự Hoa hậu Việt Nam 2016. Ở tập đầu tiên công chúng đã bị bất ngờ bởi cách thí sinh tiếp cận các dự án thiện nguyện hết sức chân thành, khiến nhiều người xúc động.

Từ những phút bỡ ngỡ ban đầu khi bốc thăm trúng từ khóa “Khát” thí sinh Lục Thị Thu Thảo nhanh chóng giải mã từ khóa và cô nghĩ ngay tới phương án giúp đỡ người dân dự trữ nước bằng cách xây bể chứa nước ngọt. Nghĩ là làm, cô gái đến từ Bình Dương có 2 ngày để tìm hiểu và giải quyết nhiệm vụ của mình. Bằng sự thông minh, cách tiếp cận nhân vật tốt và khai thác thông tin người dân một cách chân thành, Thu Thảo đã thấu hiểu sâu sắc những khó khăn, vất vả của người dân nơi đây khi phải chịu đựng cảnh thiếu nước sinh hoạt hàng ngày. Nhất là trong đợt ngập mặn vừa qua, đời sống của 125 hộ nghèo neo đơn ở xã Quới Điền, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre đã khó khăn càng thêm khó khăn. Đời sống sản xuất và sinh hoạt của người dân bị ảnh hướng nặng nề do thiếu nước ngọt trầm trọng khiến cuộc sống người dân nghèo chồng chất thêm những lo toan.

DSC_6163

 

Đặc biệt, đồng hành cùng với thí sinh Lục Thị Thu Thảo trong dự án lần này là nhà tài trợ Công ty Greenfield – Nhãn hàng phân bón hữu cơ Lio Thái – Sư Tử Thái. Một thương hiệu gần gủi với bà con nông dân nhiều năm liền nên luôn có sự đồng cảm sâu sắc đời sống của người dân nơi đây. Theo sát bước chân thí sinh xuyên suốt quá trình diễn ra dự án Người đẹp Nhân ái tại các địa phương, đại diện nhãn hàng Lio Thái chia sẻ: “Càng đi về các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa tôi mới cảm nhận rõ cái nghèo cái khổ của bà con mình. Nhất là về vùng chịu thiệt hại trong đợt ngập mặn vừa qua thì càng hiểu rõ hơn. Nhìn cảnh thiếu nước sinh hoạt, đời sống canh tác khó khăn, việc ăn uống, tắm giặt hàng ngày là nhu cầu thiết yếu nhất mà vẫn phải nín nhịn, tiết kiệm từng giọt nước tôi thấy khổ quá, thương dân mình quá. Bởi vậy khi tiếp nhận dự án “Xây bể chứa nước ngọt” cho người dân nghèo của thí sinh Lục Thị Thu Thảo chúng tôi đã đồng ý ngay. Vì tôi tin một giọt nước nhỏ xuống là một mầm xanh trỗi dậy, một sự sống bắt đầu. Tôi hy vọng chương trình tiếp tục mang mầm xanh đến với nhiều địa phương hơn nữa, để người dân vơi bớt những nỗi lo”.

Thu Thao 1 (Copy)

THAO FULL.00_06_06_09.Still014

Thu Thao 2 (Copy)

Thu Thao 3 (Copy)

Dù mang đến cho người dân xã Quới Điền, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre một dự án vô cùng ý nghĩa nhưng Lục Thị Thu Thảo vẫn còn nhiều trăn trở vì nghĩ mình làm chưa tới cùng, chỉ mới giải quyết được phần ngọn của vấn đề là cung cấp vật dụng chứa nước. Còn sâu xa hơn cần phải dựa vào sự hổ trợ, chung tay góp sức của cả cộng đồng. Sau chuyến đi Thu Thảo xúc động cho biết: “Đây là lần đầu tiên em về miền tây, trước khi đến em chưa hình dung được mình sẽ phải làm gì nhưng khi tiếp xúc và lắng nghe chia sẻ của bà con ở xã Quới Điền, em hiểu hơn về cuộc sống của họ và biết mình phải làm gì để giúp bà con vơi bớt phần nào khó khăn. Tuy nhiên, điều trăn trở của em sau chuyến đi là mình chỉ mới tặng những hộ nghèo nơi đây vật dụng chứa nước, còn để mang nước về tận nơi cho bà con, em nghĩ cần phải có sự chung tay của cộng đồng, bởi một cây trồng chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Em hy vọng sau chương trình, thông điệp sẽ được lan tỏa rộng và nhiều người cùng chung tay giúp mình phần còn lại”.

THAO FULL.00_05_54_12.Still012

THAO FULL.00_06_23_19.Still018