Thí sinh Cần Thơ hóa thân thành cô gái dân tộc Mường

Xã Hạ Bì, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình là nơi sinh sống của nhiều người thuộc dân tộc Mường. Mặc dù cuộc sống còn nhiều khó khăn về điều kiện sinh hoạt và học tập

Huynh Thuy Vi

Xã Hạ Bì, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình là nơi sinh sống của nhiều người thuộc dân tộc Mường. Mặc dù cuộc sống còn nhiều khó khăn về điều kiện sinh hoạt và học tập, nhu cầu thưởng thức và phát triển những giá trị về văn hóa tại vẫn rất được đề cao. Tuy vậy, khó khăn về tài chính và thiếu đi những kế hoạch bảo tồn văn hóa của địa phương khiến cho những nét văn hóa đặc trưng ngày càng mai một. Một nghệ nhân lớn tuổi sống tại xã đầy tiếc nuối cho biết không còn nhiều người trẻ trong làng có thể chế tạo ra những nhạc cụ truyền thống như trước đây. Do đó, một dự án về văn hóa dân tộc sẽ là thử thách đặt ra cho thí sinh Huỳnh Thúy Vi (SBD 290).

Huynh Thuy Vi 4

Lần đầu được tiếp cận đến một dân tộc thiểu số thuộc khu vực phía Bắc, người đẹp đến từ miền Nam không khỏi bỡ ngỡ và tò mò. Thúy Vi lập tức nhận ra những nét độc đáo, khác lạ của văn hóa bản sắc dân tộc Mường từ trang phục, nhạc cụ,… Tại đây, cô gái miền Tây được khoác lên mình bộ trang phục của người Mường. Nhờ làn da sáng và nét đẹp nhẹ nhàng, Thúy Vi nhận rất nhiều lời khen giống người bản xứ. Trước những câu nói đó, cô cảm thấy rất hạnh phúc và cảm thấy như bản thân đã trở thành một phần của nơi đây.

Huynh Thuy Vi 3

Huynh Thuy Vi 2

Nhờ khả năng tự tìm hiểu và đào sâu vấn đề, Thúy Vi càng nhận ra điều cần giữ gìn chưa hẳn là những vật phẩm hữu hình. Thay vào đó, cô đặt ra cho mình mục tiêu lưu giữ và đề cao những cảm xúc đối với văn hóa đặc trưng của dân tộc Mường nói riêng và Việt Nam nói chung. Có như vậy, dự án mới thật sự phát huy được tính lâu dài và thiết thực. Cô cũng cho biết thêm, nhu cầu về một sân khấu trình diễn là cần thiết, vì đó sẽ là nơi diễn ra những buổi giao lưu văn nghệ, giới thiệu nghệ thuật mang đậm bản sắc dân tộc.

DSC_0084

Thúy Vi đã biến những suy nghĩ trên thành hành động khi dùng gói tài trợ để xây dựng một sân khấu nổi. Khi chứng kiến những tấm phông nền và hệ thống đèn chiếu sáng hoạt động chỉn chu, người đẹp Cần Thơ không giấu được sự hạnh phúc. Từ nay, người dân nơi đây có thể tụ họp, sinh hoạt và thỏa mãn nhu cầu ca hát, nhảy múa trên một sân khấu khang trang. Không những vậy, Thúy Vi không ngại khó tập luyện và biểu diễn một điệu nhảy của dân tộc Mường để gửi tặng bà con trong đêm giao lưu văn nghệ. Đặc biệt, cô cùng Ban tổ chức dành tặng 40 bộ trang phục biểu diễn và một loạt nhạc cụ dân tộc nhằm tạo cơ hội cho địa phương phát triển những sự kiện giao lưu văn nghệ.

DSC_0110

Trong phần bình luận của ban giám khảo, nhà báo Trác Thúy Miêu cảm ơn cô gái Cần Thơ và chương trình vì có những nỗ lực mang đậm tính bảo tồn văn hóa. Nữ giám khảo cũng nhắc đến vùng đất Cần Thơ, nơi có chợ nổi Cái Răng, đờn ca tài tử… đang ngày càng bị mai một. Ngay khi đó, người đẹp bắt đầu rưng rưng, xúc động và chia sẻ cô cũng cảm thấy tiếc nuối khi văn hóa quê nhà không còn được thế hệ trẻ lưu giữ như xưa. Sau khi thực hiện dự án nhân ái này, cô quyết tâm sẽ đưa văn hóa truyền thống, đặc trưng của Cần Thơ quay trở lại và sẽ phát triển hơn.